Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (“Luật PCTN 2018”) được coi là một bước tiến mạnh mẽ trong công tác phòng chống tham nhũng (“PCTN”) của Đảng và Nhà nước ta, theo đó Luật PCTN 2018 đã bổ sung, mở rộng phạm vi PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước (“khu vực tư nhân”), việc chuyển biến có tính bước ngoặt này giúp cho công cuộc PCTN của quốc gia được áp dụng rộng rãi ở cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Luật PCTN 2018 được hướng dẫn bởi Nghị định 59/2019/NĐ-CP (“Nghị định 59/2019/NĐ-CP”) đã phần nào đưa quy định PCTN vào thực tiễn và phổ biến một cách sâu rộng hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng phạm vi áp dụng của Luật PCTN 2018 theo Ủy ban Tư pháp thì: “hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đồng thời đây là các chủ thể huy động vốn đóng góp của nhiều cổ đông hoặc thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện… Do đó, cần có sự kiểm soát chặt chẽ để tránh việc người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ được giao hoặc thành lập doanh nghiệp “sân sau” để tham nhũng. Đồng thời nhấn mạnh quy định này còn có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, thúc đẩy hiệu quả PCTN trong khu vực Nhà nước”[1].
Công ty Cho Thuê Tài Chính TNHH MTV Quốc Tế Chailease (“CILC”) - là một tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, CILC được cấp phép thực hiện hoạt động cấp tín dụng theo hình thức cho thuê tài chính đối với các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các hoạt động khác được ghi nhận tại giấy phép thành lập và hoạt động của công ty. Theo đó, một vài trách nhiệm cơ bản của tổ chức tín dụng – CILC trong công tác PCTN được quy định như sau:
Bên cạnh đó, Tổ chức tín dụng là một trong những đối tượng có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN. Việc ra quyết định thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có một trong các căn cứ sau đây:
Tóm lại, Luật PCTN 2018 cho thấy sự nhạy bén của các nhà lập pháp khi đã phần nào luật hóa các trách nhiệm PCTN và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đặt ra cũng như yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trách nhiệm PCTN ở khu vực tư nhân được cụ thể hóa góp phần thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, công khai, phi tham nhũng và được kỳ vọng là bước tiến hiệu quả trong cuộc đương đầu với vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
[1] Nguyễn Hoàng, “Quốc hội nghe báo cáo dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)”, http://baochinhphu.vn/thoi-su/quoc-hoi-nghe-bao-cao-du-an-luat-phong-chong-tham-nhung-sua-doi/337848.vgp, truy cập ngày 05/07/2021.
[2] Khoản 2 Điều 4 Luật PCTN 2018.
[3] Khoản 2 Điều 4 Luật PCTN 2018.
[4] Khoản 1 Điều 79 Luật PCTN 2018.
[5] Điểm a – Khoản 2 – Điều 53 – Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
[6] Khoản 1 – Điều 58 – Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
[7] Khoản 2 – Điều 58 – Nghị định 59/2019/NĐ-CP.