Đoàn chúng tôi xuất phát tại công ty vào một ngày trời xuân mưa phùn nhưng ko quá lạnh. Mặc dù hôm nay trời không có nắng nhưng ai ai trong đoàn cũng háo hức cho chuyến đi sắp tới - chuyến đi về một miền di sản…
Xuất phát vào lúc 8h sáng, xe đưa cả đoàn lên tham quan chùa Thầy tại Hà Tây - một trong những ngôi chùa cổ kính thiêng liêng nhất Hà Nội. Thật bất ngờ, chiếc xe đưa chúng tôi đi khám phá những miền đất mới là của một doanh nghiệp vận tải đi thuê tài chính. Thay vì mua xe trả góp, và gõ cửa ngân hàng để tìm nguồn tín dụng cho vay doanh nghiệp , chủ doanh nghiệp này đã thuê tài chính chiếc xe dùng làm phương tiện kinh doanh.
Được biết đoàn chúng tôi làm trong lĩnh vực cho thuê tài chính, bác tài xế không ngần ngại chia sẻ những kế hoạch kinh doanh sắp tới trong ngành vận tải với ý định vay mua xe để phát triển thêm các mảng vận tải, tiếp vận. Thay vì mua xe trả góp, bên bán xe tải đã gợi ý cho bác tài xế hình thức cho vay doanh nghiệp, cho vay lãi suất thấp là thuê tài chính.
Cùng thảo luận với đoàn chúng tôi về hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn hiệu quả này, chuyến đi trở nên rôm rả hơn, chúng tôi vẫn nhớ như in câu nói đúng kết của bác tài xế “sự giàu có không phải nằm trong quyền sử hữu tài sản mà là trong quyền sử dụng nó”.
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là Chùa Thầy, cả đoàn hào hứng với tinh thần phấn chấn ngay từ đường vào. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch.
Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước. Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.
Sau khi tham quan toàn bộ khung cảnh trong chùa, cả đoàn đồng hành lên hang Cắc Cớ - nơi đây cả đoàn làm lễ dâng hương tại “bàn thờ nghĩa quân Lữ Gia” tưởng nhớ 3.600 liệt sỹ đã hi sinh từ hơn 1.100 năm trước. Sau hơn 1 giờ leo núi, cả đoàn trở về dưới chân núi vãn cảnh xung quanh chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ và cùng nhau tận hưởng khung cảnh tĩnh lặng, thiêng liêng…Thắng cảnh chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Đang vào mùa hội chính từ mồng 5 đến 7-3 âm lịch, những dòng người đổ về chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn Phật, cầu duyên, người vãn cảnh chùa làm nên mùa lễ hội đông vui, sôi nổi.
Hành trình tiếp theo của chúng tôi kế tiếp vào đầu giờ chiều hôm đó, xe đưa đoàn lên mảnh đất Mai Châu, Hòa Bình. Trên xe ô tô, cả đoàn chúng tôi cùng nhau ngân vang những ca khúc khi đi qua những đoạn đèo dốc quanh co…
“Tôi đang ở một nơi rất xa,
Ɲơi không có khói bụi thành phố
Ở một nơi đẹp như mơ
Trên cao êm êm mâу trắng baу
lặng nhìn biển rộng sóng vỗ...ô
Ϲuộc đời tôi là những chuуến đi dài..”
Cả đoàn chúng tôi dừng chân tại khu du lịch sinh thái V- resort, một khu sinh thái với quần thể xanh hòa quyện thiên nhiên với núi rừng Tây Bắc. Chúng tôi cùng nhau tham gia các trò chơi tập thể, đốt lửa trại, cùng nhau khám phá những làn điệu dân ca Mường và cuộc sống của những con người Tây Bắc mộc mạc mà giản dị, chân thành. Tối đến bên đốm lửa trại, anh em chúng tôi ngồi quây quần bên nhau, tâm sự với nhau về công việc, về cuộc sống,…về gia đình Chailease thân thuộc và đầm ấm của chúng tôi.
Sáng ngày hôm sau, cả đoàn rời khu sinh thái, tiếp tục chặng đường tham quan công trình thủy điện hung vĩ nhất Tây bắc – công trình thủy điện Hòa Bình.
Chúng tôi biết, với công suất thiết kế 1920 MW, mỗi năm Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hòa lưới điện quốc gia khoảng 8,16 tỉ kWh, chiếm 10% lượng điện cả nước. Với tám tổ máy vận hành riêng biệt bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1988 (tổ máy 1) và hoàn thiện năm 1994 (8 tổ máy). Điều đặc biệt tạo nên dấu ấn riêng của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình ở chỗ, toàn bộ tám tổ máy và nhà điều hành hoàn toàn nằm trong lòng của một quả núi.
Đi bộ vào con đường hầm to, rộng và sạch sẽ với lung linh ánh đèn tôi thật sự thấy ngỡ ngàng khâm phục tinh thần và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân cùng xây dựng nhà máy này. Để có được gần 20km đường hầm khang trang, thông suốt giữa khu vận hành và các tổ máy với chỉ những mũi khoan đá thông thường, bao nhiêu con người đã ngày đêm lao động và cống hiến.
Chúng tôi đi từ ngỡ ngàng này tới bất ngờ khác khi biết con đập cao 128m, dài 734m này chỉ làm hoàn toàn bằng đất, đá và bê tông. Gần 50 triệu mét khối đất, đá được đổ vào con đập với hơn sáu vạn người làm suốt 15 năm dòng dã. Bạn có hình dung được không, lượng đất đá để làm con đập này có thể đắp thành một con đường rộng 1m cao 1m từ Hà Nội vào Tp HCM. Lặng người đi với những con số ấn tượng, trong tôi khi đó dâng trào cảm xúc ngưỡng mộ khâm phục tới hàng nghìn kĩ sư, công nhân đã tham gia xây dựng công trình nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ này.
Con đập chuyển thế năng của nước thành điện năng thông qua các tua bin. Nhưng nó còn vô cùng ý nghĩa tới nền nông nghiệp nước ta, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng. Nó chặn ngang dòng sông Đà, do vậy ngăn lũ lụt, thiên tai xảy ra với các tỉnh đồng bằng bắc bô trong đó có thủ độ Hà Nội. Mặt khác, việc tích trữ nước và xả có kế hoạch vào thời điểm tưới tiêu, con đập này đã mang lại lợi ích to lớn trong nền nông nghiệp Việt Nam và các ngành kinh tế khác.
Cuốn theo câu chuyện của cô hướng dẫn viên có giọng nói êm nhẹ, truyền cảm. Chỉ vài phút di chuyển, đoàn chúng tôi đã có mặt tại chân núi Tượng, nơi đặt tượng đài bác Hồ vĩ đại. Leo hơn 100 bậc thang, đặt bó hoa thắp hương dâng Bác, chúng tôi dạo bộ xung quanh sân dưới tượng đài, hòa mình vào không khí trong lành, khung cảnh yên bình của tự nhiên và con người nơi đây.
Kết thúc chuyến tham quan công trình thủy điện, chúng tôi trở về thành phố Hòa Bình dùng bữa trưa và trở về với Hà Nội. Ngày hôm nay trời đã có nắng và trong xanh hơn. Hai ngày đồng hành cùng nhau với những trải nghiệm thú vị, cả đoàn chúng tôi ai cũng cảm thấy tiếc nuối vì thời gian trôi qua nhanh quá…Chúng tôi lại trở về với nhịp sống thường ngày, với nhiệt huyết tràn đầy cho công việc mà mình đang cống hiến!
Trâm Anh - Phòng kinh doanh, Chi nhánh Hà Nội.
Xem thêm thông tin tại Facebook Chailease Việt Nam: https://www.facebook.com/chaileasevietnam/