HẠN CHẾ CỦA VỐN VAY NGÂN HÀNG – CƠ HỘI CỦA CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Những thập kỷ qua, bên cạnh những kênh huy động vốn chính thống từ các vốn vay ngân hàng, thì các công ty cho thuê tài chính cũng góp một phần không nhỏ vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam giải quyết các khó khăn về vay tài chính – đặc biệt là các danh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã tranh thủ được lợi thế của việc thuê tài chính này để trang bị trang thiết bị, máy móc, phương tiện di chuyển hay các thiết bị văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất cho doanh nghiệp của mình. Thực tế cho thấy, các DNNVV đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, để duy trì được hoạt động kinh doanh họ bắt buộc phải thay đổi kênh huy động vốn, và đi thuê tài chính là chỗ dựa cho họ, có thể xem đây là cơ hội cho các công ty cho thuê Tài chính tại thị trường Việt Nam.
Trải dài trên lãnh thổ Việt Nam, hiện nay có gần 700.000 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm gần 98% - chiếm đại đa số doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặt dù số lượng đông đảo nhưng đóng góp của DNNVV vào GDP chỉ chiếm 45% (theo thống kê năm 2016). Con số này đã tăng lên nhẹ so với giai đoạn nhưng năm 2009-2012 (chiếm 40% GDP của cả nước). Điều này cho thấy rằng, nền kinh tế của Việt Nam ngày một phát triển, các DNNVV cũng đã lớn dần theo năm tháng.
Đặc biệt, các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải và viễn thông đang phát triển không ngừng qua từng năm. Nhờ vào những điểm sáng tích cực này, không chỉ nhà nước chú tâm hơn về lĩnh vực này mà các tổ chức tài chính tín dụng nói chung và công ty cho thuê tài chính nói riêng cũng tập trung lực lượng khai thác và hỗ trợ những khách hàng trong lĩnh vực này hơn, kết quả được thể hiện qua biểu đồ bên dưới - thể hiện được phần dư nợ tín dụng của các ngành này ngày một tăng.
Đvt: tỷ đồng
Dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải và viễn thông từ năm 2015 đến nay[1]
Qua đây ta dễ dàng thấy rằng, nhu cầu về vay tài chính trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Họ đã tìm hiểu và biết cách đa dạng hóa kênh huy động vốn vay tài chính của mình từ vốn vay ngân hàng cho đến việc thuê tài chính để trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, vận tải và viễn thông này được biết như là ngành sử dụng nhiều nhất các loại máy móc, thiết bị, xe cộ để vận hành. Đồng thời giá thành của các loại này cũng không thấp, hay để đầu tư đầy đủ trang thiết bị thì vượt ngoài khả năng tài chính của họ, hay dòng tiền lưu thông chỉ sử dụng đầu tư cơ sở vật chất sẽ kém linh động gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đây là nỗi băn khoăn của không ít các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh những nỗi nhức nhối bên trong, thì tác động bên ngoài cũng gây nhiều cản trở, các DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng vì thiếu tài sản bảo đảm. Ngoài ra, trong 2 năm gần đây, ngân hàng cũng hạn chế hỗ trợ các DNNVV vay mua trang thiết bị, máy móc, và phương tiện vận chuyển hay cho vay ngân hàng với lãi suất cắt cổ. Vì sợ tình trạng nợ xấu kéo dài nên các ngân hàng rất thận trong trong việc trao vốn cho người tiêu dùng.
Đồng thời, ngành công nghiệp và xây dựng đang được chú tâm nhiều bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Và thói quen của các doanh nghiệp nước ngoài hạn chế việc đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất bằng cách mua đứt, họ thường xuyên thuê các trang thiết bị, phương tiện vận tải qua các công ty cho thuê tài chính. Việc thuê giúp họ dễ dàng cập nhật những công nghệ mới nhất phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của họ. Đây được xem là một điểm cộng cho các công ty cho thuê tài chính.
Chính đây là những cơ hội và lợi thế cho các tổ chức cho thuê tài chính chiếm lĩnh thị trường đang bị bỏ ngỏ này. Hạn chế vốn vay ngân hàng là cơ hội cho thuê tài chính. Trong những năm qua, các tổ chức cho thuê tài chính đã và đang cố gắng lột xác, đa dạng hóa các kênh tiếp cận khách hàng để nhằm tận dụng hết cơ hội này nhằm mở ra một kỷ nguyên mới cho thuê tài chính trong tương lai.
[1] Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam