En    

Hotline

028 7301 6010

Service Hotline 028 7301 6010
Nhận tin
  En    

NGHỊ ĐỊNH 87/2019/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH 116/2013/NĐ-CP VỀ THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN

Ghi chú: Chữ màu xanhđiểm mới; chữ màu camđiểm cũ; chữ màu đỏquan trọng

Điều

NGHỊ ĐỊNH 116/2013/NĐ-CP (“NĐ 116”)

NGHỊ ĐỊNH 87/2019/NĐ-CP (“NĐ 87”)

(Hiệu lực: 14/11/2019)

Ghi chú

Khoản 2 Điều 2 về đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền, bao gồm tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch không hoạt động hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các giao dịch với tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này.

Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền, bao gồm:

a) Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch không hoạt động hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các giao dịch tài chính, giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này

Bổ sung đối tượng mới là “Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”

Khoản 3 Điều 2

Không quy định

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền như đối với các đối tượng báo cáo là các tổ chức tài chính được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền (“Luật PCRT”)

----------------------------------

Cụ thể Khoản 3 Điều 4 Luật PCRT:

“Tổ chức tài chính là tổ chức được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

a)Nhận tiền gửi; b) Cho vay; c) Cho thuê tài chính; d) Dịch vụ thanh toán; đ) Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, lệnh chuyển tiền, tiền điện tử; e) Bảo lãnh ngân hàng và cam kết tài chính; g) Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ; h) Tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phân phối chứng khoán; i) Quản lý danh mục vốn đầu tư; k) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác; l) Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; hoạt động đầu tư có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ; m) Đổi tiền”

 

Điều 5

Về chủ sở hữu hưởng lợi

1. Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi theo các tiêu chí sau:

a) Cá nhân sở hữu thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch: Chủ tài khoản, đồng chủ tài khoản hoặc bất kỳ người nào chi phối hoạt động, thụ hưởng của tài khoản, giao dịch đó;

b) Cá nhân có quyền chi phối pháp nhân: Cá nhân nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân đó; cá nhân nắm giữ từ 20% trở lên vốn điều lệ của các tổ chức góp trên 10% vốn của pháp nhân đó; chủ doanh nghiệp tư nhân; cá nhân khác thực tế chi phối pháp nhân đó;

c) Cá nhân có quyền chi phối một ủy thác đầu tư, thỏa thuận ủy quyền: Cá nhân ủy thác, ủy quyền; cá nhân có quyền chi phối cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức ủy thác, ủy quyền.

2. Nhận dạng và xác minh thông tin nhận dạng chủ sở hữu hưởng lợi được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này. Đối với khách hàng là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức có một hoặc nhiều bên tham gia góp vốn là cá nhân, tổ chức nước ngoài, đối tượng báo cáo phải xác minh bổ sung thông tin nhận biết cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đó bằng cách sử dụng các tài liệu, dữ liệu do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

 

1. Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi cuối cùng của khách hàng và áp dụng các biện pháp để nhận biết và cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi thông qua các tiêu chí sau:

a) Cá nhân sở hữu thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch: Chủ tài khoản, đồng chủ tài khoản hoặc bất kỳ người nào chi phối hoạt động của tài khoản hoặc thụ hưởng từ giao dịch đó;

b) Cá nhân có quyền chi phối pháp nhân: Cá nhân nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân đó; chủ doanh nghiệp tư nhân; cá nhân khác thực tế chi phối, kiểm soát pháp nhân đó;

c) Cá nhân có quyền chi phối một ủy thác đầu tư, thỏa thuận ủy quyền: Cá nhân ủy thác, ủy quyền; cá nhân có quyền chi phối cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức ủy thác, ủy quyền.

2. Nhận dạng và xác minh thông tin nhận dạng chủ sở hữu hưởng lợi được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân đại diện vốn nhà nước trong các tổ chức.

--------------------------------

Cụ thể:

  • Điều 4 NĐ 116 quy định:

1. Thông tin nhận biết khách hàng là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài phải bao gồm các thông tin được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật phòng, chống rửa tiền.

2. Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch, thông tin nhận dạng bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; sổ thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và ở Việt Nam.

3. Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên, ngoài những thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, đối tượng báo cáo phải thu thập bổ sung thông tin về các quốc tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch.

4. Đối tượng báo cáo xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 11 Luật phòng, chống rửa tiền.

  • Khoản 1 Điều 9 Luật PCRT về Thông tin nhận dạng khách hàng:

a) Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại.

Đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam;

b) Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông tin về người thành lập, đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin quy định tại điểm a khoản này.

  • Điều 11 Luật PCRT về biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng:

1. Đối tượng báo cáo sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng bao gồm:

a) Đối với khách hàng là cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng và các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Đối với khách hàng là tổ chức: Giấy phép hoặc quyết định thành lập; quyết định đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.

2. Đối tượng báo cáo có thể thông qua tổ chức, cá nhân khác đã hoặc đang có quan hệ với khách hàng; hoặc thông qua cơ quan quản lý hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để thu thập thông tin và đối chiếu với thông tin khách hàng cung cấp.

3. Đối tượng báo cáo có thể thuê các tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng. Trường hợp này đối tượng báo cáo phải bảo đảm tổ chức được thuê thực hiện đúng các quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này và chịu trách nhiệm về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng.

- NĐ 87 quy định chủ sở hữu hưởng lợi cuối cùng thay vì “chủ sở hữu hưởng lợi như trước đây.

- NĐ 87 ghi nhận một cách bao quát hơn về tỉ lệ nắm giữ vốn của cá nhân trong một tổ chức là từ 25% vốn điều lệ trở lên, cho dù trực tiếp hay gián tiếp.

NĐ 87 quy định cách thức xác minh chủ sở hữu hưởng lợi nhưng loại trừ chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân đại diện vốn nhà nước.

Điều 6 về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro

Đối tượng báo cáo phải xây dựng quy định về phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro rửa tiền dựa vào các yếu tố sau:

1. Loại khách hàng: Người cư trú hoặc không cư trú; tổ chức hoặc cá nhân; khách hàng thuộc hoặc không thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo; lĩnh vực, phương thức hoạt động, kinh doanh.

2. Loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng sử dụng bao gồm cả dự kiến sử dụng: Dịch vụ tiền mặt hoặc chuyển khoản; dịch vụ thanh toán hoặc chuyển tiền, đổi tiền; dịch vụ môi giới, ủy thác, ủy  quyền; dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ.

3. Vị trí địa lý nơi khách hàng cư trú hoặc có trụ sở chính: Các nước trong danh sách cấm vận nêu tại các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (“LHQ”); các nước trong danh sách công khai không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các khuyến nghị về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố định kỳ; quốc gia hoặc vùng, lãnh thổ được, nhận định có nhiều hoạt động ma túy, tham nhũng, rửa tiền.

4. Yếu tố khác do đối tượng báo cáo tự xác định và phân loại phù hợp với thực tế phát sinh

Đối tượng báo cáo phải xây dựng quy định về phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro rửa tiền dựa vào các yếu tố sau:

1. Loại khách hàng: Người cư trú hoặc không cư trú; tổ chức hoặc cá nhân; khách hàng thuộc hoặc không thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo; lĩnh vực, phương thức hoạt động, kinh doanh.

2. Loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng sử dụng bao gồm cả dự kiến sử dụng: Dịch vụ tiền mặt hoặc chuyển khoản; dịch vụ thanh toán hoặc chuyển tiền, đổi tiền; dịch vụ môi giới, ủy thác, ủy  quyền; dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ.

3. Vị trí địa lý nơi khách hàng cư trú hoặc có trụ sở chính: Các nước trong danh sách cấm vận nêu tại các Nghị quyết của LHQ; các nước trong danh sách công khai không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các khuyến nghị về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố định kỳ; quốc gia hoặc vùng, lãnh thổ được, nhận định có nhiều hoạt động ma túy, tham nhũng, rửa tiền.

4. Yếu tố khác do đối tượng báo cáo tự xác định và phân loại phù hợp với thực tế phát sinh

5. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố tại đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo được áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đơn giản đối với những khách hàng được xác định có mức rủi ro rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố thấp gồm một hoặc tất cả các biện pháp sau:

a) Không thu thập thông tin về mục đích, bản chất mối quan hệ kinh doanh nếu có cơ sở nhận biết được mục đích và bản chất từ các loại giao dịch hoặc mối quan hệ kinh doanh đã được thực hiện, thiết lập;

b) Xác thực nhận dạng khách hàng và chủ sở hữu hưởng lợi sau khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh;

c) Giảm tần suất cập nhật nhận dạng khách hàng;

d) Giảm mức độ theo dõi và kiểm soát giao dịch.

Đối tượng báo cáo không được áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đơn giản trong trường hợp nghi ngờ liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố để đối tượng báo cáo thực hiện.

NĐ 87 quy định mới về việc đối tượng báo cáo được áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đơn giản (biện pháp luật định) đối với những khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền/tài trợ khủng bố thấp.

 

Điểm a

Khoản 2

Điều 8 về giao dịch liên quan tới công nghệ mới

2. Đối tượng báo cáo khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải thực hiện các yêu cầu sau:

a. Gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

…..

2. Đối tượng báo cáo khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải thực hiện các yêu cầu sau:

a. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 4 Nghị định này và được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, đối tượng báo cáo phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng.

    ……

Đối với đối tượng báo cáo cung cấp giao dịch sử dụng công nghệ mới và người sử dụng không cần gặp mặt nhân viên của đối tượng báo cáo thì NĐ 87 quy định đối tượng báo cáo được thu thập thông tin khách hàng theo hai hướng gặp mặt trực tiếp và không gặp mặt trực tiếp.

Điểm b, c

Khoản 2

Điều 11

Về Bảo đảm tính minh bạch của pháp nhân và thỏa thuận ủy quyền

Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật phòng, chống rửa tiền là Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập và lưu giữ các thông tin sau đây về các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố:

….

b) Vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn đăng ký;

c) Danh sách người sáng lập, cổ đông lớn;

…….

Cơ quan đăng ký kinh doanh (“CQDKKD”) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật phòng, chống rửa tiền là Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập và lưu giữ các thông tin sau đây về các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố:

….

b) Vốn điều lệ;

c) Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (nếu có)

……

----------------------------------

Cụ thể:

Điều 18 Luật PCRT Bảo đảm tính minh bạch của pháp nhân và thỏa thuận ủy quyền:

1. Sở giao dịch chứng khoán phải lưu giữ và cập nhật thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp niêm yết.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải lưu giữ và cập nhật thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập, chủ sở hữu hưởng lợi của các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

3. Tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ pháp lý về soạn thảo thỏa thuận ủy quyền cho khách hàng phải lưu giữ, duy trì và cập nhật thông tin về thỏa thuận ủy quyền và chủ sở hữu hưởng lợi theo thỏa thuận đó.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cung cấp thông tin.

NĐ 87 ghi nhận thông tin mà CQDKKD cần thu thập:

- Thu thập “vốn điều lệ”, bỏ “vốn đăng ký, vốn pháp định”.

- Thu thập “Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức”, bỏ “danh sách người sáng lập, cổ đông lớn”.

a

Khoản 1

Điều 14

Về báo cáo giao dịch đáng ngờ

Báo cáo giao dịch đáng ngờ:

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ khi nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa tiền:

a) Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có bao gồm: Giao dịch được yêu cầu thực hiện bởi bị can, bị cáo hoặc người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tài sản trong giao dịch là tài sản hoặc có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của cá nhân đó hoặc của cá nhân, tổ chức liên quan tới cá nhân đó, trong hoặc sau thời gian thực hiện hành vi phạm tội;

…………..

Báo cáo giao dịch đáng ngờ:

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ khi nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa tiền:

a) Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có bao gồm: Giao dịch được yêu cầu thực hiện bởi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo hoặc người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tài sản trong giao dịch là tài sản hoặc có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của cá nhân đó hoặc của cá nhân, tổ chức liên quan tới cá nhân đó, trong hoặc sau thời gian thực hiện hành vi phạm tội;

…………..

 

NĐ 87 bổ sung thêm 02 đối tượng mà đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo khi phát hiện có giao dịch đáng ngờ liên quan, gồm “người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố”

d

Khoản 3 Điều 17

Về Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin

  1. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ và thông tin liên quan chỉ được cung cấp trực tiếp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:

….

d) Cơ quan thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu nếu giao dịch liên quan tới cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan hoặc pháp luật khác liên quan. Yêu cầu cung cấp thông tin phải được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu ký;

…..

3. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ và thông tin liên quan chỉ được cung cấp trực tiếp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:

     …..

d) Cơ quan thuế, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nếu giao dịch liên quan tới cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan hoặc pháp luật khác liên quan. Yêu cầu cung cấp thông tin phải được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Thuế, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký

….

NĐ 87 ghi nhận lại “Cơ Quan Được Giao Nhiệm Vụ Tiến Hành Một Số Hoạt Động Điều Tra” thay vì “Cơ Quan Có Thẩm Quyền Điều Tra Ban Đầu”

Khoản 5

Điều 17

Không quy định

Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin

….

  1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra các cấp kể từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, kể cả các thông tin thuộc bí mật nhà nước. Cơ quan điều tra khi tiếp nhận các thông tin thuộc bí mật nhà nước có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản, sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

NĐ 87 quy định thời điểm bắt đầu cung cấp thông tin và thông tin cung cấp bao gồm thông tin thuộc bí mật nhà nước.

Khoản 2 Điều 18 về Báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố

Căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố gồm:

a) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân theo danh sách trong các nghị quyết liên quan của LHQ;

b) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân theo danh sách những tổ chức, cá nhân khủng bố và tài trợ cho khủng bố do tổ chức quốc tế khác hoặc quốc gia khác trên thế giới lập ra và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cảnh báo;

c) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân đã từng bị kết án về các tội khủng bố, tội tài trợ cho khủng bố tại Việt Nam;

d) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân khủng bố hoặc tài trợ khủng bố mà đối tượng báo cáo biết được từ các nguồn thông tin khác.

Tổ chức, cá nhân bị nghi ngờ có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố nếu có các hành vi nhằm:

a) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân theo danh sách trong các nghị quyết liên quan của LHQ;

b) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân theo danh sách những tổ chức, cá nhân khủng bố và tài trợ cho khủng bố do tổ chức quốc tế khác hoặc quốc gia khác trên thế giới lập ra và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cảnh báo;

c) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân đã từng bị kết án về các tội khủng bố, tội tài trợ cho khủng bố tại Việt Nam;

d) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân khủng bố hoặc tài trợ khủng bố mà đối tượng báo cáo biết được từ các nguồn thông tin khác.

NĐ 87 diễn giải về “hành vi của chủ thể được xem là có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố”

Điểm e

Khoản 2

Điều 20 về chuyển giao thông tin

2. Cơ sở để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền được coi là hợp lý khi:

…………

e) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm quốc tế nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động phạm tội.

     ……….

2. Cơ sở để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền được coi là hợp lý khi:

          ….

e) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên tài liệu xác thực và kinh nghiệm công tác nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động phạm tội.

          ….

NĐ 87 quy định đối với các giao dịch mà cơ quan phòng chống rửa tiền có nghi ngờ dựa trên kinh nghiệm nhưng phải có tài liệu xác thực kèm theo.

Điểm b khoản 3 Điều 20

  1. Cơ sở xác định hành vi có liên quan đến rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố:

....

b) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm quốc tế, nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.

  1. Cơ sở xác định hành vi có liên quan đến rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố:

....

b) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên tài liệu xác thực và kinh nghiệm công tác nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.

 

Điểm d khoản 4 Điều 20

  1. Cơ quan điều tra có thẩm quyền nêu tại Khoản 1 Điều này bao gồm:

…..

d) Cơ quan có thẩm quyền điều tra ban đầu.

  1. Cơ quan điều tra có thẩm quyền nêu tại Khoản 1 Điều này bao gồm:

….

d) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

NĐ 87 ghi nhận lại “Cơ Quan Được Giao Nhiệm Vụ Tiến Hành Một Số Hoạt Động Điều Tra” thay vì “Cơ Quan Có Thẩm Quyền Điều Tra Ban Đầu”

Khoản 5 Điều 20

….

5.Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 4 Điều này khi tiếp nhận thông tin hoặc hồ sơ vụ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và lưu giữ các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo chế độ mật và phản hồi ngay khi có kết quả xử lý cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước chuyển giao. Nếu có dấu hiệu tội phạm và đủ căn cứ thì cơ quan có thẩm quyền phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Các thông tin chưa rõ dấu hiệu tội phạm thì tiến hành phân loại, xác minh các nội dung giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước chuyển giao.

 

 

Điểm d

khoản 1 Điều 21 về Trao đổi thông tin

 

 

Không quy định

  1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin theo quy định tại Điều 32 Luật phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:

....

d) Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, thi hành án, thuế, hải quan.

-------------------------

Cụ thể: Điều 32 Luật PCRT quy định như sau:

1. Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trao đổi thông tin với các bộ, ngành liên quan nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.

NĐ 87 bổ sung thêm trường hợp ngoài yêu cầu của Tòa Án, Viện Kiểm Sát, Cơ Quan Điều Tra thì Ngân Hàng Nhà Nước phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của “Cơ Quan Thanh Tra, Thi Hành Án, Thuế, Hải Quan”

Khoản 4 Điều 22 về Trì hoãn giao dịch

4.Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay bằng văn bản và thông báo ngay bằng điện thoại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phối hợp.

4.Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay bằng văn bản và thông báo ngay bằng điện thoại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Điều 23. Phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản

 

 

1. Đối tượng báo cáo thực hiện phong tỏa tài khoản khi có quyết định phong tỏa tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chánh án tòa án nhân dân, Chánh án tòa án quân sự, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng viện kiểm sát quân sự, Thủ trưởng cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu đối tượng báo cáo áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản và chịu trách nhiệm về quyết định này.

3. Quyết định phong tỏa tài khoản phải được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Số tài khoản hoặc tên tổ chức, cá nhân liên quan; tên đối tượng báo cáo phải thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản; thời điểm, thời hạn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản; lý do yêu cầu thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản.

4. Đối tượng báo cáo phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngay khi thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý tài khoản bị phong tỏa theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

1. Đối tượng báo cáo thực hiện phong tỏa tài khoản hoặc áp dụng biện pháp niêm phong, tạm giữ tài sản khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án và pháp luật thanh tra có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu đối tượng báo cáo áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định này.

3. Việc phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản phải được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Tên đối tượng báo cáo phải thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản; tên đầy đủ của chủ tài khoản hoặc cá nhân, tổ chức liên quan đến tài sản bị niêm phong, tạm giữ; số tài khoản bị phong tỏa hoặc danh mục tài sản bị niêm phong, tạm giữ; số tiền phong tỏa; thời điểm bắt đầu và kết thúc phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản; lý do yêu cầu thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản; hoặc theo biểu mẫu trong tố tụng hình sự.

4. Đối tượng báo cáo phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản ngay sau khi thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này

- K1 Điều 23 NĐ 87 quy định thêm các biện pháp tạm thời mà đối tượng báo cáo được phép thực hiện ngoài phong tỏa tài khoản là “Biện Pháp Niêm Phong, Tạm Giữ Tài Sản”.

- K2 Điều 23 NĐ 87 quy định phạm vi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đối tượng báo cáo áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời rộng hơn.

- K3 Điều 23 NĐ 87, quy định nội dung tối thiểu phải có trong Quyết định của CQNN.

- K4 Điều 23 NĐ 87, đối tượng báo cáo phải báo cáo bằng văn bản

 


DANH SÁCH TỔNG HỢP VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN:

STT

Văn bản

Nội dung

Ngày có hiệu lực

Ghi chú

1

Luật phòng chống rửa tiền 2012

 

01/01/2013

 

2

Nghị định 116/2013/ND-CP

Hướng dẫn Luật Phòng chống rửa tiền

10/10/2013

 

3

Nghị định 87/2019/ND-CP

Sửa đổi Nghị định 116/2013

14/11/2019

 

4

Thông tư 35/2013/TT-NHNN

Hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền

14/02/2014

 

5

Thông tư 31/2014/TT-NHNN

Sửa đổi Thông tư 35/2013

26/12/2014

 

6

Thông tư 20/2019/TT-NHNN

Sửa đổi Thông tư 35/2013

14/11/2019

 

7

Quyết định 20/2013/QĐ-TTg

Quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo

10/6/2013

 

Legal Department


Tin tức khác

Mạng lưới quốc tế